Theo Larry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University;
Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center
Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022
Sốt Oroya và mụn cóc Peru là nhiễm trực khuẩn gram âm Bartonella bacilliformis. Sốt Oroya xảy ra sau khi tiếp xúc ban đầu; mụn cóc Peru xảy ra sau khi hồi phục nhiễm khuẩn ban đầu. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng và được xác nhận bằng cấy máu (đối với sốt Oroya) và đôi khi bằng sinh thiết (đối với mụn cóc Peru). Điều trị bằng thuốc kháng sinh.
(Xem thêm Tổng quan về nhiễm Bartonella.)
Vùng dịch tễ ở dãy núi Andes ở Colombia, Ecuador và Peru, cả sốt Oroya và mụn cóc Peru đều truyền từ người sang người do muỗi cát Phlebotomus.
Sốt Oroya
- Triệu chứng sốt Oroya bao gồm sốt và thiếu máu trầm trọng, có thể là đột ngột hoặc không đau. Thiếu máu chủ yếu là tan máu, nhưng cũng có thể do ức chế tủy xương. Đau cơ và khớp, đau đầu nghiêm trọng, và thường mê sảng và hôn mê có thể xảy ra. Có thể do nhiễm trùng máu do Salmonella hoặc các sinh vật đường ruột khác gây nên. Tỷ lệ tử vong theo ca bệnh có thể vượt quá 50% ở những bệnh nhân không được điều trị.
- Chẩn đoán sốt Oroya được khẳng định bằng cấy máu.
- Vì sốt Oroya thường phức tạp do vãng khuẩn huyết do vi khuẩn Salmonella, nên lựa chọn điều trị bằng ciprofloxacin với ceftriaxone trong 14 ngày. Chloramphenicol phối hợp với kháng sinh beta-lactam (ví dụ, amoxicillin/clavulanate) là một lựa chọn thay thế trong trường hợp kháng ciprofloxacin. Azithromycin cũng đã được sử dụng thành công.
Mụn cóc Peru
- Mụn cóc Peru biểu hiện dưới dạng nhiều tổn thương da tương tự như bệnh u mạch do trực khuẩn; những tổn thương dạng nốt sẩn màu tím đỏ thường xuất hiện ở chân tay và mặt. Các tổn thương có thể kéo dài hàng tháng đến nhiều năm và có thể kèm theo đau và sốt.
- Mụn cóc Peru được chẩn đoán bởi lâm sàng và đôi khi bằng sinh thiết cho thấy sự hình thành mạch máu dưới da.
- Điều trị kháng sinh sẽ làm giảm triệu chứng, nhưng thường tái phát và cần điều trị kéo dài.
- Điều trị đặc hiệu mụn cóc Peru là rifampin 10 mg/kg uống một lần/ngày trong 10 đến 14 ngày hoặc streptomycin 15 đến 20 mg/kg tiêm bắp một lần/ngày trong 10 ngày. Ciprofloxacin uống 500 mg 2 lần mỗi ngày từ 7 đến 10 ngày đã được sử dụng thành công, như azithromycin, doxycycline, và trimethoprim-sulfamethoxazole.
Nguồn msdmanuals.com
Mọi thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.