Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm màng ngoài tim, thường có ứ dịch trong khoang màng ngoài tim. Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, u, rối loạn chuyển hóa), nhưng thường mang tính chất tự phát.

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Viêm cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, chất gây độc tim, thuốc, và các bệnh hệ thống như sarcoidosis), nhưng thường là tự phát.

Thông động tĩnh mạch (AVMs)

Dị dạng động tĩnh mạch (AVMs) là các đám rối mạch máu bị giãn, trong đó các động mạch dẫn máu trực tiếp vào tĩnh mạch. AVM thường gặp nhất ở chỗ nối của các động mạch não, thường là trong nhu mô não vùng trán - đỉnh, thùy trán, tiểu não bên, hoặc thùy chẩm. AVM cũng có thể gặp ở màng cứng.

Chảy máu dưới nhện (SAH)

Chảy máu dưới nhện là chảy máu đột ngột vào khoang dưới nhện. Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu tự phát là vỡ phình động mạch.

Xuất huyết trong não

Nguyên nhân thường là tăng huyết áp. Các triệu chứng điển hình bao gồm thiếu sót thần kinh khu trú, thường khởi phát đột ngột đau đầu, buồn nôn, và suy giảm ý thức. Chẩn đoán bằng CT hoặc MRI.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

Một cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là sự thiếu máu cục bộ não gây ra thiếu sót thần kinh đột ngột, thoáng qua và không kèm theo nhồi máu não vĩnh viễn (nghĩa là, kết quả âm tính trên MRI xung khuếch tán).

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đột quỵ thiếu máu não cục bộ là các triệu chứng thần kinh đột ngột do thiếu máu não cục bộ gắn liền với nhồi máu não vĩnh viễn (ví dụ, các kết quả dương tính trên MRI xung khuếch tán).

Bảng chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi lại có sự khác nhau. Các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương.
Subscribe to Tim mạch