Chuyên mục
Ảnh minh họa

Theo Michael J. Smith, MD, MSCE, Duke University School of Medicine
Đánh giá về mặt y tế Thg11 2021 | đã sửa đổi Thg8 2022

  • Tiêm chủng tuân theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ và Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ. Xem bảng Đề nghị tiêm chủng cho người từ 0 đến 6 tuổi, Đề nghị tiêm chủng cho lứa tuổi 7-18 tuổi và Chương trình tiêm chủng bắt kịp cho trẻ 4 tháng - 18 tuổi.
  • Các bác sĩ cũng nên xem lại khuyến cáo mới nhất của CDC , tham khảo ý CDC lịch tiêm chủng cho trẻ em - thiếu niênlịch tiêm chủng bắt kịp và tham khảo ý kiến của Ủy ban Cố vấn về Thực tiễn tiêm chủng (ACIP) khuyến cáo cập nhật và chi tiết. Tình trạng tiêm chủng nên được đánh giá lại mỗi lần đến khám.
  • Các tác dụng không mong muốn và chi tiết về các vắc xin cụ thể, xem mục Tổng quan về Tiêm chủng.

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ở trẻ em

Ngoài các loại tiêm chủng được lưu ý trong lịch tiêm chủng, trẻ em ở Hoa Kỳ trong một số nhóm tuổi nhất định hiện nay đủ điều kiện để tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

  • Vắc xin BNT162b2 COVID-19 (mRNA) do Pfizer-BioNTech sản xuất có Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA) cho trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi và được phép sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên.
  • Vắc xin phòng COVID-19 mRNA-1273 (mRNA) do Moderna sản xuất có EUA dành cho trẻ từ 6 tháng đến 17 tuổi.
  • Vắc xin NVX-CoV2373 COVID-19 (nhóm phụ) do Novavax sản xuất có EUA dành cho người từ 12 tuổi trở lên.

Để biết thông tin về liều lượng của liệu trình chính cho trẻ em, xem tại đây. Để biết thông tin về liều lượng của liệu trình chính cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng, hãy xem tại đây.

Các mũi tiêm tăng cường cũng có sẵn cho trẻ em ở một số nhóm tuổi nhất định. Để biết hướng dẫn mũi tiêm tăng cường cho trẻ không bị suy giảm miễn dịch, xem tại đây. Để biết hướng dẫn mũi tiêm tăng cường cho trẻ suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng, xem tại đây.

Vắc xin phòng COVID-19 có thể được tiêm cùng lúc với các lần chủng ngừa theo thường quy.

Chống chỉ định với các loại vắc-xin phòng COVID-19 là :

  1.     Phản ứng dị ứng nặng với liều trước đó
  2.     Phản ứng dị ứng nặng với một thành phần của vắc xin
  3.     Phản ứng dị ứng tức thì ở bất kỳ mức độ nào với liều trước đó hoặc dị ứng đã biết (đã có chẩn đoán) với một thành phần của vắc xin

Polyethylene glycol (PEG) được sử dụng trong vắc xin mRNA và là dị nguyên phổ biến nhất có liên quan.

  Tài liệu tham khảo về tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở trẻ em

  1.     Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Interim clinical considerations for use of COVID-19 vaccines currently approved or authorized in the United States: Contraindications and precautions.

  Tiêm phòng sốt rét ở trẻ em

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng rộng rãi vắc xin phòng sốt rét RTS,S/AS01 (RTS,S) cho trẻ em ở châu Phi cận Sahara và các khu vực khác có mức độ lây truyền sốt rét do Plasmodium falciparum từ trung bình đến cao.

  Thông tin thêm

Sau đây là một số nguồn tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng VUIKHOE247 không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1.     CDC: Vaccines and Immunizations
  2.     CDC: Child and adolescent immunization schedule for ages 18 years or younger, United States, 2022
  3.     CDC: Catch-up immunization schedule for people aged 4 months–18 years who start late or who are more than 1 month behind, United States, 2022
  4.     CDC: Ứng dụng lịch tiêm vắc xin cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  5.     CDC: Khuyến nghị và hướng dẫn về vắc xin của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP)
  6.     CDC: Recommended Child and Adolescent Immunization Schedule by Medical Indication, United States, 2022
  7.     CDC: Hướng dẫn về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 dành cho những người bị suy giảm miễn dịch vừa hoặc nặng
  8.     CDC: Các mũi tăng cường của vắc xin phòng COVID-19
  9.     World Health Organization (WHO): WHO khuyến nghị vắc xin sốt rét đột phá cho trẻ em có nguy cơ mắc bệnh

   Nguồn msdmanuals.com

Mọi thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.