Chuyên mục
Ảnh minh họa

Theo John W. Barnhill, MD, New York-Presbyterian Hospital
Đánh giá về mặt y tế Thg4 2020

Rối loạn lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi sự lo âu hoặc lo âu quá mức về một số hoạt động hoặc sự kiện mà tình trạng kéo dài ≥ 6 tháng. Nguyên nhân vẫn chưa được biết, mặc dù nó thường xảy ra ở những người rối loạn sử dụng rượu, trầm cảm điển hình, hoặc rối loạn hoảng sợ. Chẩn đoán dựa trên tiền sử và thăm khám. Điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc, hoặc cả hai.

(Xem thêm Tổng quan các rối loạn lo âu.)

GAD (rối loạn lo âu lan tỏa) là phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số trong khoảng thời gian 1 năm. Phụ nữ có nguy cơ bị ảnh hưởng gấp đôi so với nam giới. Rối loạn này thường bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc ở tuổi vị thành niên nhưng có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào.

  Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu lan toả

Các lo lắng tập trung không bị hạn chế như trong các rối loạn tâm thần khác (ví dụ, có một cơn hoảng sợ, bị xấu hổ ở nơi công cộng, hoặc bị làm ô nhiễm); bệnh nhân có nhiều loại lo lắng, thường thay đổi theo thời gian. Những lo lắng thường gặp bao gồm trách nhiệm với công việc và gia đình, tiền bạc, sức khỏe, sự an toàn, sửa chữa xe và công việc vặt.

Các giai đoạn thường biến động và kéo dài, với diễn biến tệ hơn khi bị căng thẳng. Hầu hết các bệnh nhân bị GAD có một hoặc nhiều rối loạn tâm thần kèm theo, bao gồm trầm cảm điển hình, ám ảnh sợ đặc hiệu, ám ảnh sợ xã hội, rối loạn hoảng sợ.

  Chẩn đoán rối loạn lo âu lan toả

  •     Tiêu chuẩn lâm sàng

Chẩn đoán là lâm sàng dựa trên các tiêu chí trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5).

Bệnh nhân có:

  •     Lo âu quá mức và lo lắng về một số hoạt động hoặc sự kiện

Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát những lo lắng, số ngày bị lo lắng xuất hiện nhiều hơn những ngày không có triệu chứng và kéo dài ≥ 6 tháng. Những lo lắng cũng phải liên quan đến ≥ 3 trong số những điều sau đây:

  •     Cảm giác bồn chồn hoặc căng thẳng hoặc bực dọc
  •     Dễ bị mệt mỏi
  •     Khó tập trung
  •     Cáu gắt
  •     Căng cơ
  •     Giấc ngủ bị rối loạn

Ngoài ra, lo âu và lo lắng không thể được giải thích bởi việc sử dụng chất hoặc rối loạn về cơ thể (ví dụ, cường giáp).

  Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

  •     Các thuốc chống trầm cảm và thường là các benzodiazepin

Một số thuốc chống trầm cảm, bao gồm các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI; ví dụ, escitalopram, liều khởi đầu 10 mg uống một lần một ngày) và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI; ví dụ, venlafaxine phóng thích kéo dài, liều khởi đầu 37,5 mg uống một lần/ngày) có hiệu quả nhưng thường chỉ sau khi được thực hiện ít nhất một vài tuần. Các benzodiazepin (Giải lo âu) ở liều thấp đến trung bình cũng thường có thể có hiệu quả, mặc dù sử dụng lâu dài có thể dẫn đến sự phụ thuộc về mặt thể chất. Một chiến lược bắt đầu với việc sử dụng đồng thời một benzodiazepin và một thuốc chống trầm cảm. Một khi thuốc chống trầm cảm trở nên hiệu quả, benzodiazepin sẽ được giảm dần.

Buspiron cũng có hiệu quả; liều bắt đầu là 5 mg uống 2 đến 3 lần/ngày. Tuy nhiên, buspiron có thể dùng liều trung bình cao (tức là > 30 mg/ngày) và mất ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu có hiệu quả.

Liệu pháp tâm lý, thường là liệu pháp nhận thức-hành vi, có thể vừa hỗ trợ vừa tập trung vào vấn đề. Thư giãn và phản hồi sinh học có thể có ích, mặc dù chỉ một số nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của các phương pháp này.

   Nguồn msdmanuals.com

Mọi thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.