Chuyên mục
Ảnh minh họa

Theo Robert L. Keith, MD, Division of Pulmonary Sciences and Critical Care Medicine, University of Colorado School of Medicine
Đánh giá về mặt y tế Thg7 2020

Đường thở có thể bị ảnh hưởng bởi khối u khí phế quản nguyên phát, khối u nguyên phát liền kề xâm nhập hoặc chèn ép đường thở, hoặc ung thư di căn vào đường thở.

  • Khối u khí quản nguyên phát là rất hiếm (0,1/100.000 người). Chúng thường là ác tính và được phát hiện ở giai đoạn tiến triển tại chỗ.
  • Các khối u khí quản ác tính phổ biến nhất bao gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vẩy, ung thư carcinoid và mucoepidermoid.
  • Khối u đường thở lành tính thường gặp nhất là u nhú dạng vảy (thường liên quan đến virus human papillomavirus), ngoài ra có một số loại u khác như u hỗn hợp tế bào đệm, u tế bào hạt hoặc u sụn cũng có thể gặp.

  Các triệu chứng và dấu hiệu của khối u đường thở

Bệnh nhân thường có mặt với:

  •     Khó thở
  •     Ho
  •     Tiếng khò khè
  •     Ho ra máu
  •     Thở rít

Ho ra máu, trong khi không phổ biến, thường xảy ra hơn với ung thư biểu mô tế bào vảy và có thể giúp chẩn đoán sớm hơn, trong khi khò khè hoặc thở rít thường xảy ra ở các biến thể dạng tuyến kén. Nuốt khó và khàn tiếng cũng có thể là triệu chứng khởi đầu và thường gặp ở giai đoạn tiến triển của bệnh.

  Chẩn đoán khối u đường thở

  •     Nội soi phế quản sinh thiết

Các triệu chứng hẹp đường thở (ví dụ, thở rít, khò khò, khó thở) có thể báo trước tình trạng tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng. Một khối u đường thở cần phải được coi là một nguyên nhân có thể xảy ra nếu các triệu chứng đó không rõ nguyên nhân, khởi phát từ từ, có liên quan đến các triệu chứng khác của khối u đường thở (ví dụ: ho ra máu không rõ nguyên nhân) và đáp ứng kém với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn (ví dụ: nếu các phương pháp điều trị hen suyễn tích cực không làm giảm thở khò khè, hoặc thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm phổi rõ ràng không cải thiện các triệu chứng và dấu hiệu trên phim chụp X-quang).

Nếu nghi ngờ khối u đường hô hấp, bệnh nhân cần đánh giá ngay bằng nội soi phế quản. Phẫu thuật nội soi có thể điều trị tắc nghẽn đường thở và cho phép lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán. Nếu ung thư được tìm thấy, làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán giai đoạn bệnh.

  Tiên lượng cho khối u đường thở

  • Tiên lượng phụ thuộc vào giải phẫu bệnh.
  • Ung thư tế bào vảy có xu hướng di căn đến các hạch bạch huyết khu vực và xâm nhập trực tiếp các cấu trúc vùng trung thất, dẫn đến tỷ lệ tái phát cục bộ và khu vực cao. Thậm chí với phẫu thuật triệt căn, tỉ lệ sống sót 5 năm chỉ là từ 20% đến 40%.
  • Ung thư biểu mô dạng nang tuyến phát triển chậm hơn nhưng có khuynh hướng di căn sang phổi à lan rộng, dẫn đến tỉ lệ tái phát cao sau khi được phẫu thuật. Tuy nhiên, những bệnh nhân này có tỉ lệ sống sót cao hơn 5 năm là từ 60% đến 75% do tốc độ phát triển chậm của khối u.

  Điều trị khối u đường thở

  •     Phẫu thuật
  •     Đôi khi xạ trị
  •     Kỹ thuật giảm thiểu tắc nghẽn

U ác tính đường thở nguyên phát nên được điều trị triệt căn phẫu thuật cắt bỏ nếu có thể. Khí quản, thanh khí quản, hoặc cắt bỏ carina là những thủ thuật phổ biến nhất. Lên đến 50% độ dài của khí quản có thể được cắt bỏ an toàn với tái phát tiên phát. Nếu ung thư phổi hoặc ung thư tuyến giáp xâm lấn đường thở, phẫu thuật đôi khi vẫn khả thi nếu đánh giá cho thấy có đủ mô để tái tạo đường thở. Liệu pháp xạ trị bổ sung được khuyến cáo nếu giới hạn cắt bỏ thích đáng không thể thực hiện được.

Hầu hết các khối u ở đường thở ban đầu không thể cắt bỏ được do di căn, giai đoạn tiến triển tại chỗ, hoặc các bệnh lý đi kèm. Trong trường hợp u ác tính, điều trị soi phế quản có thể lấy phần cốt lõi của khối u ra khỏi một cách máy móc. Các kỹ thuật khác để loại bỏ tắc nghẽn bao gồm tia laser, liệu pháp quang động học, liệu pháp lạnh, và liệu pháp tia phóng xạ gần nhánh phế quản sau. Các khối u chèn ép trong khí quản được điều trị bằng đặt stent đường thở, xạ trị, hoặc cả hai.

  Những điểm chính  

  •     Ung thư khí quản tiên phát là hiếm gặp, thường là ác tính, và thường tiên triển tại chỗ khi được xác định.
  •     Nghi ngờ các khối u đường thở ở bệnh nhân bị khó thở dần dần, không thể giải thích, khó thở lâu ngày, ho, thở khò khè, ho ra máu và tiếng thở khò khè thanh quản (stridor).
  •     Ho ra máu có thể xảy ra nhưng không phổ biến và thường là do ung thư biểu mô tế bào vảy
  •     Điều trị bằng phương pháp cắt bỏ cục bộ hoặc, nếu cắt bỏ không có chỉ định, sử dụng các liệu pháp phá huỷ tại chỗ khác.

   Nguồn msdmanuals.com

Mọi thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.