Viêm gan E gây ra bởi vi-rút RNA lây truyền qua đường ruột và gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan vi-rút, bao gồm chán ăn, khó chịu và bệnh vàng da. Viêm gan tối cấp và tử vong hiếm gặp, ngoại trừ trong thai kỳ.
Viêm gan D gây ra bởi một loại vi-rút RNA khiếm khuyết (tác nhân delta) mà chỉ có thể nhân lên khi có vi-rút viêm gan B. Bệnh xảy ra đặc biệt dưới dạng đồng nhiễm với viêm gan B cấp tính hoặc bội nhiễm ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính.
Viêm gan C là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm gan mạn tính. Bệnh thường không có triệu chứng cho đến khi các biểu hiện của bệnh gan mạn tính xuất hiện.
Nguyên nhân của viêm gan C là do vi-rút RNA thường lây truyền qua đường tiêm truyền. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan vi-rút, bao gồm chán ăn, khó chịu và bệnh vàng da nhưng có thể không có triệu chứng.
Viêm gan B là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm gan mạn tính. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc có các biểu hiện không đặc hiệu, chẳng hạn như mệt mỏi và khó chịu.
Nguyên nhân của viêm gan B là do vi-rút DNA thường lây truyền qua đường tiêm truyền. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan vi-rút, bao gồm chán ăn, khó chịu và bệnh vàng da.
Viêm gan A gây ra bởi vi-rút RNA lây truyền qua đường ruột, ở trẻ lớn và người trưởng thành, gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan vi-rút, bao gồm chán ăn, khó chịu và bệnh vàng da.
Viêm gan tối cấp là hội chứng hiếm gặp của hoại tử khối nhu mô gan nhanh chóng (thường trong vòng vài ngày hoặc vài tuần) và giảm kích thước gan (teo vàng cấp); bệnh thường xuất hiện sau lây nhiễm một số loại vi-rút viêm gan cụ thể, viêm gan do rượu hoặc tổn thương gan do thuốc (DILI).
Viêm gan vi-rút cấp tính là tình trạng viêm gan lan tỏa do một số vi-rút hướng gan có nhiều phương thức lây truyền và đặc điểm dịch tễ khác nhau gây ra.
Viêm gan mạn tính là viêm gan kéo dài > 6 tháng. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm vi-rút viêm gan B và C, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), bệnh gan do rượu và bệnh gan tự miễn (viêm gan tự miễn).
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ đột quỵ. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%.
Tính đến hết tuần 23, toàn khu vực phía Nam ghi nhận 9.028 ca mắc tay chân miệng , trong đó có 4 ca tử vong với chẩn đoán Bệnh tay chân miệng độ 4 và có xét nghiệm Enterovirus 71 (EV71) dương tính.
Dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh-Đăng ký thường trú-Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” sẽ được triển khai trên phạm vi cả nước bắt đầu từ ngày 1/7.
Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, mức đóng và chế độ BHYT cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.
Thất dụng là mất khả năng thực hiện các động tác có chủ đích vốn đã biết trước đây, cho dù thể lực cho phép và mong muốn của người bệnh, do một tổn thương não. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, thường bao gồm trắc nghiệm thần kinh tâm lý, cùng với chẩn đoán hình ảnh thần kinh (ví dụ: CT, MRI) để xác định nguyên nhân. Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương và tuổi bệnh nhân. Không có điều trị đặc hiệu, nhưng liệu pháp vật lý và vận động trị liệu có thể cải thiện một cách khiêm tốn hoạt động chức năng và sự an toàn của bệnh nhân.
Thất ngôn là rối loạn chức năng ngôn ngữ có thể liên quan đến giảm khả năng hiểu hoặc biểu đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương không bằng lời của từ. Nó là hậu quả của sự rối loạn chức năng của các trung tâm ngôn ngữ ở vỏ não và hạch nền hoặc các đường dẫn truyền trong chất trắng kết nối chúng. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, thường bao gồm trắc nghiệm thần kinh tâm lý, chẩn đoán hình ảnh thần kinh (CT, MRI) để xác định nguyên nhân. Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và tuổi bệnh nhân. Không có điều trị đặc hiệu, nhưng liệu pháp ngôn ngữ có thể thúc đẩy quá trình hồi phục.
Mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua là quên thuận chiều và ngược chiều, khởi phát đột ngột và kéo dài 24 giờ. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng nhưng bao gồm xét nghiệm và chụp CT, MRI, hoặc cả hai. Mất trí nhớ thường tự hồi phục một cách tự phát nhưng có thể tái diễn. Không có điều trị đặc hiệu, nhưng những bất thường tiềm ẩn cần được điều chỉnh.
Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm màng ngoài tim, thường có ứ dịch trong khoang màng ngoài tim. Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, u, rối loạn chuyển hóa), nhưng thường mang tính chất tự phát.
Viêm cơ tim là tình trạng viêm đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Viêm cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, chất gây độc tim, thuốc, và các bệnh hệ thống như sarcoidosis), nhưng thường là tự phát.
Dị dạng động tĩnh mạch (AVMs) là các đám rối mạch máu bị giãn, trong đó các động mạch dẫn máu trực tiếp vào tĩnh mạch. AVM thường gặp nhất ở chỗ nối của các động mạch não, thường là trong nhu mô não vùng trán - đỉnh, thùy trán, tiểu não bên, hoặc thùy chẩm. AVM cũng có thể gặp ở màng cứng.