Bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên

Đái tháo đường liên quan đến việc không tiết insulin (loại 1) hoặc kháng insulin ngoại vi (loại 2), gây tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương. Việc điều trị tùy thuộc vào thể bệnh nhưng bao gồm các loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu, chế độ ăn uống và tập thể dục.

Lịch tiêm phòng trẻ em

Tiêm chủng tuân theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ và Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ. Xem bảng Đề nghị tiêm chủng cho người từ 0 đến 6 tuổi, Đề nghị tiêm chủng cho lứa tuổi 7-18 tuổi và Chương trình tiêm chủng bắt kịp cho trẻ 4 tháng - 18 tuổi.

Do dự tiêm vắc xin

Ở Mỹ, tỷ lệ không tiêm phòng tăng từ 1% năm 2006 lên 2% trong năm 2016-2017; một số tiểu bang thống kê tỷ lệ 6% trẻ em không được tiêm chủng. Tỷ lệ mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin cao hơn ở các trẻ em mà cha mẹ đã từ chối ≥ 1 vắc xin mà không liên quan đến các lý do y tế.

Hiệu quả và An toàn tiêm chủng ở trẻ em

Tiêm chủng đã có hiệu quả rất lớn trong việc phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng. Do giá thành rẻ (đặc biệt khi so sánh với việc sử dụng các loại thuốc điều trị phải dùng kéo dài), vắc-xin là một trong những loại thuốc mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhờ hiệu quả của vắc-xin, nhiều bệnh lý từng rất phổ biến và thường gây tử vong trước đây, nay trở nên hiếm hoặc không còn gặp nữa.

Đào tạo đi vệ sinh

Hầu hết trẻ em đều được đào tạo để kiểm soát quá trình đi ngoài từ 2 tuổi đến 3 tuổi và kiểm soát quá trình đi tiểu từ 3 tuổi đến 4 tuổi. Đến 5 tuổi, nói chung một đứa trẻ đều có thể đi vệ sinh một mình. Đối với trẻ em ≥ 4 năm Tiểu không tự chủ ở trẻ em và thấy Đại tiện không tự chủ ở trẻ em.

Theo dõi sức khỏe của trẻ khỏe mạnh

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đề xuất kế hoạch chăm sóc sức khoẻ dự phòng cho trẻ em không có vấn đề sức khoẻ đáng kể và đang tăng trưởng và phát triển ổn định. Những trẻ không đáp ứng các tiêu chí này nên được thăm khám thường xuyên hơn và tích cực hơn.

Sự lo lắng bị xa cách và khi tiếp xúc với người lạ

Lo lắng bị xa cách là một giai đoạn phát triển bình thường và bắt đầu từ khoảng 8 tháng, đỉnh điểm có cường độ cao nhất từ 10 đến 18 tháng, và thường hết sau 24 tháng. Nó cần được phân biệt với rối loạn lo âu phân ly, xảy ra ở tuổi lớn hơn, khi phản ứng này là không phù hợp với phát triển; từ chối đi học (hoặc đến lớp mẫu giáo) là một biểu hiện thường gặp của rối loạn lo âu phân ly.

Buồn nôn và Nôn mửa ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Buồn nôn là cảm giác nôn sắp xảy ra và thường đi kèm với những thay đổi tự chủ, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên và tiết nước bọt. Buồn nôn và nôn thường xảy ra theo trình tự; tuy nhiên, chúng có thể xảy ra riêng biệt (ví dụ như, nôn có thể xảy ra mà không có triệu chứng buồn nôn do tăng áp lực nội sọ).
Subscribe to Mẹ̣ và trẻ