Rối loạn né tránh/hạn chế tiếp nhận thức ăn (ARFID)

Rối loạn ăn/hạn chế ăn (ARFID) được đặc trưng bởi hạn chế ăn; nó không bao gồm việc có một hình ảnh cơ thể méo mó hoặc bị bận tâm với hình ảnh cơ thể (ngược với chứng biếng ăn tâm thần và chứng cuồng ăn).

Rối loạn ăn uống vô độ

Rối loạn ăn uống vô độ được đặc trưng bởi các đợt tiêu thụ một lượng lớn thức ăn tái diễn với cảm giác mất kiểm soát. Sau cuồng ăn không phải là hành vi bù trừ, như tự gây nôn hoặc lạm dụng các thuốc nhuận tràng.

Ăn vô độ tâm thần

Ăn vô độ tâm thần được đặc trưng bởi các giai đoạn cuồng ăn lặp đi lặp lại, theo sau là một số hành vi bù trừ như tự đào thải thức ăn (tự gây ra nôn ói, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu), tập thể dục, nhịn ăn, hoặc tập thể dục; các giai đoạn phải xảy ra ít nhất 1 lần/tuần trong 3 tháng.

Chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần được đặc trưng bởi sự theo đuổi không ngừng một cách cực đoan về hình thể mỏng manh, nỗi sợ hãi về bị béo phì, hình ảnh cơ thể bị méo mó, và hạn chế ăn vào so với nhu cầu, dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp.

Rối loạn Stress sau sang chấn (PTSD)

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là những hồi tưởng mang tính thâm nhập, tái hiện của một sự kiện sang chấn quá mạnh; sự hồi tưởng kéo dài > 1 tháng và bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sự kiện. Sinh lý bệnh học của rối loạn này chưa được hiểu rõ.

Tổng quan về Sang chấn và Rối loạn Liên quan đến Stress

Các rối loạn liên quan đến stress và sang chấn liên quan đến việc phơi nhiễm với một sự kiện gây căng thẳng hoặc sang chấn. Hai trong số các rối loạn liên quan đến chấn thương là rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). ASD và PTSD tương tự nhau ngoại trừ ASD thường bắt đầu ngay sau sang chấn và kéo dài từ 3 ngày đến 1 tháng, trong khi PTSD kéo dài > 1 tháng, hoặc là sự tiếp nối của ASD hoặc là một sự xuất hiện riêng biệt trong vòng 6 tháng sau sang chấn.

Các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu

Những rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu bao gồm những nỗi sợ hãi dai dẳng, bất hợp lý, mãnh liệt (ám ảnh sợ) liên quan đến các tình huống, hoàn cảnh hoặc đối tượng cụ thể.
Subscribe to Tâm lý